Câu hỏi thường gặp FAQ

Lợi ích của sổ lịch 7 minutes Daily Habits?

Các lợi ích  chính:

Viết cho chính bản thân, trò chuyện với chính con người mình và cảm nhận sự phát triển qua từng ngày.

Triết lý, concept của sổ lịch 7 minutes Daily Habits

Dựa vào Triết lý của 2 Vua Hiệu Suất Người Mỹ:

– Getting Thisngs Done (David Allen)

– Eat That Frog (Brian Tracy)

và cách quản lý công việc hàng ngày hiệu quả của người Đức (Nio Trần)

Xem thêm tại:

Sổ lịch trẻ em

Ghi sổ hàng ngày là quá khắt khe và không phát huy sáng tạo của bé?

Đây là câu hỏi rất hay và thường gặp.

Steven Jobs cũng 1 trong những người sáng tạo nhất thế giới nhưng cũng lên công việc hàng ngày

7 phút hàng ngày chỉ chiếm 5% trong 24h, số thời gian không nhiều. Nếu việc lên kế hoạch chiếm 30-60 phút mỗi ngày thì hãy xem xét là khắt khe.

Sáng tạo hoàn toàn mới chỉ chiếm 1% trong cuộc đời. Cải tiến sẽ chiếm nhiều hơn 10-25% và dễ được ủng hộ hơn.

Với ô Critical Thinking (Feedback Issue/Bad – Solution/Idea) các cháu hàng ngày sẽ rèn luyện tư duy phản biện và khả năng cải tiến, sáng tạo tăng dần theo thời gian.

 

Tại sao các cháu không thích ghi sổ?

Đây là câu hỏi rất hay và thường gặp.

Ở các nước Đức, Mỹ, Nhật và các nước tiên tiến:  “Bản tính dân tộc DƯƠNG TÍNH” của họ là  rõ ràng và khoa học thì việc ghi công việc hàng ngày được áp dụng rộng rãi, ngay từ nhỏ và ít gặp lực cản.

Với dân tộc vùng Đông Nam Á, và đặc biệt tại Việt Nam: “Bản tính dân tộc ÂM TÍNH” lại thiên về cảm xúc và có xu hướng cản lại sự logic thì việc ghi công việc hàng ngày là thói quen tương đối khó xây dựng. Việc các cháu “có nguồn gốc Việt” không thích ghi sổ cũng có thể dự đoán được.

Thế giới có thể chia làm 2 nhóm người: Có kế hoạch và không có kế hoạch.

Các nước lớn, giàu có sẽ có nhiều người làm việc có kế hoạch hơn người không có kế hoạch. Tại Việt Nam, số đông người Việt chúng ta làm việc không lên kế hoạch trước. Gặp việc gì làm việc đó, nếu không có ai nhắc việc thì sẽ không làm…

Như vậy, các bậc phụ huynh Việt nên tạo cho trẻ thói quen ghi chép hàng ngày từ lúc nhỏ sẽ dễ dàng hơn nhiều khi so với khi các cháu học cấp 3, đại học. 

Làm sao để cháu kiên nhẫn ghi sổ lịch hàng ngày?

Ghi sổ lịch hàng ngày là Kỷ luật tự giác – self-discipline.

Giáo dục Việt Nam đề cao việc điểm số qua việc học thuộc lòng, các cháu có thể học thuộc lòng vài trang, cả quyển sách và sau khi kỳ thi thì không sử dụng nữa. Ngược lại ghi sổ hàng ngày – Không cần học thuộc lòng, dù chỉ có 7 phút mỗi ngày và không cần suy nghĩ, tính toán nhiều nhưng lại là việc khó thực hiện nhất đối với người Việt chúng ta.

Có thể đặt ra các mức thưởng phạt song song:

– Chơi game mỗi ngày 30 phút + Ghi sổ 7 phút

– Nếu ngày nào cũng ghi thì cuối tháng thưởng xem phim, đi chơi du lịch…

– Cần có sự phối hợp từ gia đình, đặc biệt 3 tháng đầu tiên: Cách 1-2 ngày/hàng tuần phụ huynh và cháu sẽ cùng nhau chia sẻ nội dung trong sổ đã ghi (10-15 phút)

Tôi đợi cháu lớn tuổi hơn, trưởng thành mới tập lên kế hoạch hàng ngày

Lớn hơn cháu sẽ có nhiều việc hơn, và thói quen “Không ghi kế hoạch” đã hình thành.

Lúc này ngoài việc phải học ghi kế hoạch ra sao còn phải ép thay đổi từ “Không ghi kế hoạch hàng ngày” thành “Phải ghi kế hoạch hàng ngày”. Có thể suy nghĩ tương tự như môn đàn, học bời và môn võ, Nếu lớn tuổi mới bắt đầu thì sẽ khó khăn gấp 10 lần.

Độ tuổi phù hợp để bắt đầu ghi sổ lịch 7 minutes Daily Habits?

Khoảng 3.5 tuổi là có thể bắt đầu với mẫu sổ lịch chéo (tick). Bé sẽ hình thành suy nghĩ: việc nào đã làm, chưa làm.

Từ 3.5 tuổi-5.5 tuổi (Preschool – trước tuổi đi học phổ thông) : Nên sử dụng các mẫu chéo với nội dung có sẵn

Từ 5.5 tuổi -14 tuổi (cấp 1 và cấp 2): Sử dụng sổ với nội dung tự ghi và các việc lặp lại đã in sẵn trên lịch (ví dụ: Dọn phòng thứ 7, Đi bơi chủ nhật…)

Với độ tuổi 15 (cấp 3) trở lên: Nên sử dụng thiết bị di động

Ghi sổ lịch hàng ngày nhưng chưa thấy hiệu quả?

Một trong những điểm khó khăn của ghi lịch hàng ngày là chưa thấy hiệu quả rõ ràng.

Không giống như thi cử – có điểm số.

Thói quen ghi sổ lịch hàng ngày cần 5-10 năm mới thấy hiệu quả

The Wheel of Life - Bánh xe cuộc đời là gì?

Là các mảng quan trọng trong cuộc sống:

Sức khỏe

Tinh thần

Gia đình

Bạn bè và Xã hội

Học tập

Tài chính

Giải trí

Cách đặt mua sổ lịch 7 Minutes Daily Habits

Đặt mua sổ lịch bằng các cách sau:

1/ Điền thông tin vào form: https://vuahieusuat.vn/dang-ky-mua-so-lich-tre-em-7-minutes/

2/ Bình luận, Chat qua facebook fanpage: fb.me/7minutesdaily và trực tiếp gửi tin nhắn cho Trang tại m.me/7minutesdaily.

3/ Gởi email support@vuahieusuat.vn

 

Sự khác biệt giữa sổ lịch 7 minutes Daily Habits và các sổ khác

Có nhiều điểm khác nhau cơ bản:

STT Sổ thông thường 7 minutes Daily Habits Cụ thể
1 Không có hiển thị hàng ngày

Mỗi ngày là 1 trang khác nhau

– Thói quen theo thứ ngày

Không ghi ngày sẽ có nhược điểm: Nếu không ghi hôm nay mai ghi cũng được => Sẽ khó tạo thành thói quen.

 

2 Không có cá nhân hóa

Hình ảnh riêng cho từng sổ: 7 ngày 7 hình khác nhau, và các trang bìa, trang cuối tháng

 Tôn trọng trẻ, mỗi trẻ cần cá nhân hóa: Giống facebook nếu không có hình avatar khác nhau thì chúng ta sẽ không sử dụng facebook

3 Không có tự động hóa

 Tự động hóa các thói quen lặp lại tùy theo phụ huynh và trẻ

Ví dụ: Thứ 7 dọn nhà, chủ nhật chơi với gia đình, thứ 6 lên lịch tuần sau

 

Con tự giác, vui vẻ và không ép khi luyện tập thói quen?

Nhiều mẹ nghĩ con có thể tự xây dựng thói quen và không cần phải nhắc nhở.

– Đúng.
Nhưng ở giai đoạn đầu thì cần có mẹ theo dõi và hỗ trợ, cho đến khi con đã hình thành thói quen thì không cần phải nhắc nhở nữa. Còn tùy thuộc vào bao lâu nữa nhé các mẹ :). Vua Hiệu Suất có công cụ OFFLINE và ONLINE giúp giảm tải cho các mẹ và hỗ trợ thành thói quen nhanh hơn.

Cháu không thích luyện thói quen, ví dụ lên kế hoạch hàng ngày thì mẹ không ép buộc vì mẹ không muốn giáo dục kiểu gây sức ép.

– Theo VuaHieuSuat là chưa Đúng.
– Cuộc đời mỗi người đều chia thành các mục: vui vẻ tự nguyện làm và bắt buộc phải làm dù không muốn. Từ nhỏ đến khi trưởng thành đi làm cũng vậy. Không phải những việc các cháu không muốn làm là các cháu có quyền không làm.
Ví dụ: Các mẹ cho các cháu tự chọn việc hàng ngày thì chắc chắn sẽ là xem phim Youtube, chơi game, còn việc đi học chắc chắn không có cháu nào chọn. Thế tại sao các mẹ lại ép các cháu đi học?
Luyện thói quen cũng vậy, VuaHieuSuat đề nghị các mẹ nên trao thêm giải thưởng cho các cháu khi đạt được. Ví dụ thưởng xem phim, bộ quần áo khi các cháu liên tục 30 ngày cập nhật việc, lên kế hoạch ngày mai đầy đủ, đều đặn.
Độ tuổi luyện thói quen càng trẻ càng dễ rèn, chúng ta để các cháu tự giác càng lâu mà chưa thành công, thì càng lớn tuổi thì sẽ càng khó khăn hơn